Trước, trong và sau tuổi 30: Bạn nên quy hoạch cuộc sống của mình ra sao để cả đời không phải hối hận
Tuổi 30 là độ tuổi thừa kế hiện tại, phát triển tương lai và cũng là một dấu mốc thời gian vô cùng quan trọng. Bởi vậy nếu không muốn cuộc đời sau 30 của bạn phải hối hận và để bạn có thể suôn sẻ bước qua ngưỡng cửa tuổi 30 thì bạn phải chịu trách nhiệm với mình, lo trước tính sau, nhìn xa trông rộng.
Chúng ta đều nhận thấy rằng những người gặt hái được thành công trong sự nghiệp thường có một đặc điểm chung đó là họ “cày sâu cuốc bẫm” trong lĩnh vực sở trường mà họ quen thuộc ít nhất là 10 năm trở lên.
Còn những người không thể tìm thấy vị trí của mình trong sự nghiệp thường là những người cứ cách 1, 2 năm lại thay đổi mục tiêu định hướng, chưa bao giờ chuyên sâu tích luỹ ở một lĩnh vực nhất định nào đó.
Đương nhiên ngoài nhân tố thường xuyên nhảy việc ra vẫn còn một nhân tố khác đó là đã chuyên sâu tích luỹ ở một lĩnh vực nào đó nhưng lại là kiểu tích luỹ mang tính “lao động lặp lại”, khiến sự nghiệp phát triển của bạn luôn “giậm chân tại chỗ”.
Trước 30 tuổi: Hãy tìm cho mình một mục tiêu phấn đấu chuẩn xác
Tuổi 30 là độ tuổi thừa kế hiện tại, phát triển tương lai và cũng là một dấu mốc thời gian vô cùng quan trọng. Nếu như trước 30 tuổi bạn chưa có bất cứ sự tích luỹ nào mà lại muốn giành được đột phá về sự nghiệp sau tuổi 30 e rằng sẽ rất khó, sẽ có rất nhiều vấn đề thực tế mà bạn không thể giải quyết được.
Bởi vậy nếu không muốn cuộc đời sau 30 của bạn phải hối hận và để bạn có thể suôn sẻ bước qua ngưỡng cửa tuổi 30 thì bạn phải chịu trách nhiệm với mình trước 30, lo trước tính sau, nhìn xa trông rộng.
Hãy tìm cho mình một mục tiêu phấn đấu chuẩn xác
Việc đầu tiên mà bạn phải cần làm đó là phải tìm cho mình một mục tiêu chuẩn xác mà bạn có thể phấn đấu trong vòng 5 năm, 10 năm thậm chí là lâu hơn nữa.
Đây là một trạng thái lý tưởng nhất, bởi một mục tiêu rõ ràng có thể giúp quá trình trưởng thành trong sự nghiệp của bạn chỉ xoay quanh một điểm nhất định để tích luỹ kinh nghiệm và kiểu tích luỹ ngày ngày tháng tháng này sẽ chính là hành trang cho việc phát triển sự nghiệp của bạn sau này.
Mặc dù kinh nghiệm và năng lực không có những mối liên quan nhất định nhưng nếu không có sự tích luỹ về kinh nghiệm thì năng lực của bạn sẽ không thể nâng cao.
“Bạn muốn trở thành một người như thế nào?” Chỉ cần giải quyết được vấn đề này, một khi định hướng đã rõ ràng thì cho dù bạn có đi chậm tới mấy cũng sẽ nhanh hơn những người đi đường vòng. Lý do là vì bạn đã có mục tiêu rõ ràng, bạn luôn tiến bước lên phía trước bằng một đường thẳng.
Tôi có một người bạn cậu ấy thay đổi tới 6 công ty trong vòng 7 năm. Theo như sự lý giải thông thường mọi người sẽ nghĩ rằng sự nghiệp phát triển của cậu ấy rất tồi tệ nhưng sự thực không phải như vậy.
Sự nghiệp và mức lương của cậu ấy đều nổi trội hơn so với những người cùng tuổi. Mọi người có lẽ sẽ rất ngạc nhiên hỏi rằng: Tại sao một người thường xuyên nhảy việc như vậy mà vẫn có trình độ phát triển sự nghiệp tốt đến vậy?
Tôi đã quan sát quá trình trưởng thành phát triển của cậu ấy và phát hiện ra rằng: mỗi lần nhảy việc cậu ấy đều không lệch ra khỏi mục tiêu mà mình đã định.
Chỉ cần phương hướng đúng thì mỗi bước hành động của cậu ấy đều đang tiếp cận tới gần mục tiêu đã định, đều đang tích luỹ nhiều hành trang hơn nữa cho sự nghiệp phát triển say này. Độ dày về kinh nghiệm tích luỹ sẽ quyết định độ cao phát triển trong tương lai của bạn.
Trong sự nghiệp chỉ có hai chuyện lớn cần phải làm đó là “làm người và làm việc”
Nếu như nói việc tìm được mục tiêu chuẩn xác để nhằm tích luỹ kỹ năng hạt nhân giúp bạn làm việc tốt hơn là điều quan trọng nhất thì học cách làm người chính là điều quan trọng thứ 2 cần phải xem xét trong việc phát triển sự nghiệp.
Có người thậm chí còn cho rằng biết làm người quan trọng hơn cả việc biết làm việc hàng trăm lần. Tìm thấy mục tiêu nghề nghiệp đối với nhiều người đang bế tắc mà nói không phải là chuyện dễ, còn học cách làm người lại là một tố chất công việc mà bạn có thể học hỏi hoặc tu dưỡng ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Dù kỹ năng nghề nghiệp của bạn không có nhiều sự đột phá và sự trưởng thành nhưng tố chất nghề nghiệp tốt sẽ giúp bạn tăng thêm hành trang trong công tác phát triển sự nghiệp của bạn từ một phương diện khác.
Chắc hẳn bạn đã từng gặp rất nhiều những người có năng lực kém nhưng thái độ lại vô cùng tích cực. Họ dùng tố chất nghề nghiệp ưu tú của mình thành công chinh phục nhà tuyển dụng rồi nhận được những cơ hội phát triển không tồi.
Có một câu nói rằng: “Muốn làm được việc thì trước hết phải làm được người”. Năng lực kém có thể từ từ bồi dưỡng nhưng nếu như không biết cách làm người thì cho dù có ở đâu đi chăng nữa đều sẽ chỉ là một con chuột chạy qua đường mà mọi người đều muốn vùi dập.
Trong quá trình rèn luyện và học cách nào người, có 4 yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển sự nghiệp sau này của bạn◊
Một là khả năng xử lý mối quan hệ xã hội của bạn;
Hai là xây dựng khả năng không ngừng học hỏi;
Ba là xây dựng tinh thần sự nghiệp hoá;
Bốn là có ý chí mạnh mẽ và vững vàng.
30 tuổi: Bạn bắt buộc phải đối mặt với 3 vấn đề lớn
1. Gánh nặng gia đình
Đừng cho rằng bạn còn trẻ nữa, đừng cho rằng rất nhiều thứ vẫn đang ở rất xa bạn, cho dù bạn đang suy sụp chán chường hay bận rộn thì thời gian vẫn đang vèo vèo trôi đi, bạn đang già đi với tốc độ chóng mặt.
Có những vấn về mà cho dù bạn có muốn đối mặt hay không thì giai đoạn trưởng thành vẫn quyết định rằng bạn sẽ phải gánh vác những trọng trách tương xứng với độ tuổi của bạn.
Đại đa số mọi người khi đến tuổi này đều sẽ suy nghĩ đến vấn đề gia đình. Nếu như bạn đã thành gia lập nghiệp thì bạn nhất định phải tỉnh táo ý thức được rằng: “Sự nghiệp của bạn sẽ phát triển như thế nào mới có thể bảo đảm giúp bạn chống đỡ được gánh nặng gia đình? Không chỉ bao gồm vợ của bạn mà còn có cả con cái và cha mẹ bạn nữa (nhất là khi cả hai bên đều là con một, bạn sẽ phải gánh vác trọng trách phụng dưỡng cả bố mẹ hai bên )”.
Đến giai đoạn này, áp lực của bạn sẽ tăng lên gấp bội, nếu như sự nghiệp của bạn không bội tăng lên tương ứng mà lại tụt lùi đi bằng một hình thức nào đó thì việc phát triển sự nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt với càng nhiều áp lực hơn. Sẽ có nhiều lúc những áp lực này sẽ khiến bạn không còn dư sức để mưu cầu những cơ hội phát triển tốt đẹp hơn.
Rất nhiều người khi nhảy việc thường sẽ có một điều lo lắng rất lớn đó là: Nếu như thu nhập của bạn sau khi nhảy việc không được cao như hiện tại thì bạn còn dám tuỳ tiện hành động không? Bạn còn dám không? Bạn còn đủ gan dạ và dũng khí không?
Bởi vậy nếu muốn hành động thì phải nhân lúc còn sớm, nhân lúc bạn chưa phải đeo lên mình gánh nặng gia đình. Trang bị nhẹ nhàng ra trận, dốc toàn sức lực xông lên phía trước, đó là sự lựa chọn duy nhất của bạn.
Tuyệt đối không được an nhàn hưởng thụ vào lúc này nếu không nửa sau cuộc đời của bạn sẽ mãi mãi “bị an nhàn” trong sự tầm thường và không có tài cán gì.
2. Sự nghiệp
Tại sao rất nhiều doanh nghiệp khi tuyển chọn nhân tài thường quy định rõ yêu cầu có ít nhất là 5-10 năm kinh nghiệm? Bởi thời gian làm việc đồng nghĩa với việc tương xứng về đẳng cấp năng lực. Cùng là 1 công việc nhưng năng lực tích luỹ được trong 5 năm và 10 năm là hoàn toàn khác nhau nên trách nhiệm có thể gánh vác được cũng sẽ không giống nhau.
Thời gian làm việc của bạn càng dài thường đồng nghĩa với việc năng lực của bạn càng cao, giữa chúng có một mối quan hệ bội tăng chính hướng. Nếu như bạn làm trái ngược lại với mối quan hệ này thì bạn khó mà nhận được sự khẳng định của các đơn vị tuyển dụng khiến bạn mất đi những cơ hội phát triển tốt.
Đây là tình huống tương đối nan giải và hóc búa, năng lực và tuổi tác không tương xứng với nhau. Rất nhiều người đã làm việc tới 3-5 năm mà năng lực lại không khác gì so với những người làm việc 1 năm, khi sự nghiệp của họ muốn đột phá tiến lên chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều sự cản trở.
Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Một là thường xuyên nhảy việc, không có sự tích luỹ trong bất cứ một mục tiêu hay phương hướng nào. Hai là mặc dù tích luỹ lâu dài trên một mục tiêu hay phương hướng nào đó nhưng chỉ trưởng thành và tích luỹ được trong năm đầu tiên còn những năm sau chỉ là lặp lại những hành động tương tự, giậm chân tại chỗ.
Bởi vậy ngay từ bây giờ các bạn đã đang và sắp 30 hãy thận trọng xem xét lại: Từ khi ra trường tới giờ bạn đã đi làm được mấy năm rồi? Năng lực mà bạn đã tích luỹ được có tương xứng với độ tuổi của bạn không?
Nếu chưa tương xứng thì hãy nhanh chóng dự cảm những nguy cơ mà bạn có thể sẽ gặp phải đồng thời tăng tốc tiến lên để bù đắp lại khoảng cách với những người đã đi trước để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bị người khác hất xuống ngựa trong quá trình cạnh tranh.
3. Khả năng phát triển
Tôi có một người bạn cậu ấy đã từng làm kinh doanh 5-6 năm và tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh thực tế khá phong phú. Một lần cậu ấy nhảy việc và nộp đơn phỏng vấn chức vụ giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp khá nổi tiếng.
Trong quá trình phỏng vấn tất cả những câu hỏi liên quan tới quy trình thao tác làm việc thực tế cậu ấy đều trả lời rất trôi chảy, nhưng khi đến những câu hỏi cao cấp hơn về mặt hệ thống và chiến lược thì đầu cậu ấy lại trống rỗng.
Tôi tin rằng có rất nhiều bạn đã từng làm việc 5-6 năm cũng sẽ cảm nhận được rằng về phương diện thao tác cho dù là quy trình hay là kỹ năng phương pháp đều có thể nắm rõ trong lòng bàn tay nhưng đối với những vấn đề ở góc độ cao cấp hơn thường sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu.
Trên thương trường những người có chức vụ và đẳng cấp khác nhau thì những việc mà họ làm cũng sẽ không giống nhau, dĩ nhiên tầm mắt và phương thức tư duy cũng có sự khác biệt. Một người nhân viên nghiệp vụ thường sẽ nghĩ cách để làm thế nào để lấy được lòng khách hàng và cấp trên nhưng đây chỉ là chiến thuật và trách nhiệm công việc.
Nhưng nếu là quản lý kinh doanh cao cấp lại giống như nhân viên nghiệp vụ hàng ngày chỉ nghĩ tới việc lấy lòng cấp trên tức là không làm tròn bổn phận của mình.
Quá trình vận hành doanh nghiệp là do chiến lược và chiến thuật cấu thành. Chiến lược lớn sẽ chia nhỏ thành những chiến lược nhỏ, chiến lược nhỏ lại chia thành những chiến thuật để nhân viên cấp dưới căn cứ thực thi. Con người ở những tầng cấp khác nhau sẽ phụ trách những công việc có mức độ cao khác nhau. Mỗi người một việc, mỗi người một trách nhiệm đó chính là ý nghĩa tồn tại của việc hợp tác nhóm.
Cũng giống như vậy, con người ở những cấp độ khác nhau cũng có trình độ kiến thức khác nhau. Cấp độ càng cao thì con mắt nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ tư tưởng cũng càng cao, bởi vậy trình độ kiến thức của bạn cũng phải phát triển và đột phá nếu không năng lực của bạn sẽ mãi mãi dừng lại ở cấp độ cơ bản và dĩ nhiên bạn sẽ không có tiền đồ phát triển không có cơ hội thăng cấp.
Sau 30: Làm thế nào để đột phá?
Việc phát triển sự nghiệp sau 30 tuổi không nên giẫm chân tại chỗ, trì trệ bất biến nữa. Muốn sự nghiệp sau 35 năm của bạn có thể tiếp tục phát triển lớn mạnh bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ, cố gắng tận dụng khoảng thời gian trước tuổi 35 để bắt tay chuẩn bị ba việc quan trọng sau:
1. Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp hoá
Làm thế nào để xây dựng thương hiệu riêng cho bạn? 30 tuổi rồi mà vẫn liên tục nhảy việc chắc chắn là không được, điều bất lợi lớn nhất là sự trưởng thành về kiến thức chuyên nghiệp của bạn sẽ mãi mãi chững lại ở trình độ tương đối thấp và đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới việc thăng chức tăng lương của bạn.
Bạn nên làm gì? Bạn thích hợp làm việc gì? Ngay từ bây giờ hãy đặt ra cho mình một mục tiêu và định hướng rõ ràng và hãy tận dụng triệt để khoảng thời gian còn lại trước khi 35 tuổi để tích luỹ và gây dựng nếu không “hiện tượng tuổi 35” sẽ trình diễn ngay trên chính bản thân bạn.
2. Tạo dựng mục tiêu người quản lý đầu tiên
Bồi dưỡng mình trở thành một người quản lý xuất sắc (người quản lý cấp trung chính là mục tiêu người quản lý đầu tiên của bạn).
Ngoại trừ những người vô cùng nhiệt huyết với kỹ thuật, nếu bạn muốn giành được nhiều không gian hơn nữa trên con đường sự nghiệp “nâng cao chức vị” là một nhân tố không thể thiếu.
Bước lên vị trí quản lý là bước cắm mốc quan trọng đầu tiên trong quá trình phát triển sự nghiệp của bạn. Không gian phát triển trong tương lai sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với việc nâng cao chức vị này. Thế nhưng không phải ai cũng có thể vững chãi trên vị trí quản lý của mình mãi được.
Gallup đã từng làm một cuộc điều tra và phát hiện ra rằng nhiều những thường xuyên nhảy việc nhiều khi không phải do vấn đề của công ty mà là do cấp trên-những người quản lý cấp trung trong công ty. Do sự quản lý không tốt của họ khiến cho sự phát triển và trưởng thành của cấp dưới vấp phải nhiều ảnh hưởng bất lợi khiến họ không thể phát triển và trưởng thành một cách có hiểu quả cả về năng lực và sự tu dưỡng.
3. Tìm được một công ty tốt
Hãy lựa chọn những công ty có tiềm năng, không gian trưởng thành và phát triển để bạn có cơ hội cùng trưởng thành và phát triển, đây là một yếu tốt rất quan trọng bởi:
Một là bạn có thể trực tiếp nhìn thấy quá trình trưởng thành từ lớn tới nhỏ từ yếu đuối đến mạnh mẽ của công ty, có thể hiểu rõ hơn về quá trình vận hành của nói đồng thời cũng có thể cảm nhận được vị trí và tác dụng của bạn trong quá trình công ty trưởng thành và phát triển.
Hai là trong quá trình phát triển của công ty, giá trị của bạn sẽ càng có nhiều không gian để phát huy giúp bạn có thể dễ dàng thể hiện được chính mình.
Có rất nhiều người khi tìm việc thường có khuynh hướng tìm những công ty lớn. Điều này cũng dễ hiểu thế nhưng nếu muốn nhanh chóng trưởng thành thì tìm những công ty có quy mô vừa và nhỏ đang trong quá trình phát triển sẽ vẫn là một sự lựa chọn tốt hơn rất nhiều.
Những công ty đang trong quá trình phát triển thường cần rất nhiều nhân tài, bởi vậy cơ hội thăng chức của bạn sẽ càng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ba là mức độ trung thành của bạn tỷ lệ thuận với mức độ đền đáp.
“Trung thành” là một trong những nguyên tắc dùng người quan trọng của doanh nghiệp. Không có bất cứ doanh nghiệp nào lại thích những người nhân viên sớm nắng chiều mưa trở mặt dễ như trở bàn tay cả. Nhất là với tình hình hiện tại khi mà tỷ lệ nhảy việc, tỉ lệ thất thoát ngày càng nhiều nên “trung thành” trở thành một tinh thần trách nhiệm và công việc đáng quý hơn bao giờ hết.
Cho dù bạn đã hay còn đang trên đường chạy hãy luôn nhắc nhở mình rằng: đừng nên sống uổng những năm tháng thanh xuân nhiệt huyết của mình, tận dụng tất cả mọi cơ hội thời gian mà bạn có thể nắm bắt được để tích luỹ nhiều độ dày hơn nữa cho cuộc đời của bạn. Để khi về già nhìn lại cuộc đời mình bạn cảm thấy mãn nguyện thanh thản chứ không phải là hối hận ảo não.
Comments are closed.