5 thói quen đơn giản giúp nâng cao năng lực lãnh đạo

1

Trở thành nhà lãnh đạo giỏi không phải điều quá khó. Tuy nhiên, công việc quản lý chưa bao giờ là dễ dàng. Làm lãnh đạo, có những khi bạn phải trải qua cảm giác vất vả tột độ như đang cố gắng đẩy một con voi lên sườn dốc đứng, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi, chú voi sẽ cuốn cả bạn rơi xuống chân đồi, và bạn lại phải bắt đầu từ số 0 tròn trĩnh.

Tuy nhiên, cũng có vô vàn lợi ích khi khả năng quản lý của các doanh chủ được nâng tầm, chẳng hạn như thúc đẩy lợi nhuận, giữ chân nhân tài, và giảm stress. Càng chỉ đạo nhiều, càng ít phải quản lý, và lẽ thông thường, quản lý nhiều kéo theo stress tăng cao – không chỉ cho nhóm mà còn cho chính bản thân bạn.

Dưới đây là 5 cách hiệu quả giúp bạn nâng cao vị thế và tiếng nói trong doanh nghiệp, tổ chức của mình.

Tăng gắn kết

5 thói quen đơn giản giúp nâng cao năng lực lãnh đạo - Ảnh 1.
 Có khoảng 70% người lao động bị tách rời hoặc chủ động tách khỏi nhóm. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo luôn gặp phải áp lực lớn trong việc khuyến khích và cổ động nhân viên cố gắng đạt được kết quả mong đợi.

Rất khó để có thể kết nối mọi người trong khi chính bản thân người lãnh đạo còn chưa gắn bó với tập thể.

Sự tương tác kết nối có đặc tính lan truyền. Khi bạn thể hiện sự quan tâm, tham gia nhiều hơn, điều đó sẽ có sức lan tỏa và ảnh hưởng tích cực đến mọi người, mọi đội nhóm. Nhóm nào càng đoàn kết, hiệu suất công việc càng cao hơn.

Luôn tử tế

Hầu hết mọi người đều thích giao dịch với những người họ đã biết và tin tưởng. Hiển nhiên, khi đối xử tốt với bất kỳ ai là bạn đã tăng thêm “điểm cộng” cho mình.

Dù sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng kết quả bạn nhận được từ việc trở nên lịch thiệp sẽ tốt hơn rất nhiều so với khi bạn cộc cằn thô lỗ, bởi mọi người sẽ luôn ấn tượng với cách bạn đối xử với họ.

Biết quan tâm 

Thể hiện sự quan tâm tới tất cả nhân viên là thông điệp nhắn nhủ bạn luôn biết ơn và tôn trọng họ. Trên thực tế, có rất nhiều lãnh đạo thờ ơ, thậm chí khinh thị nhân viên, điều này chỉ làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên xa cách. Với vai trò là nhà lãnh đạo, bất kỳ câu hỏi nào của bạn, dù liên quan đến cá nhân hay công việc, cũng đều tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến việc xây dựng mối liên hệ tập thể và sự tôn trọng cấp dưới dành cho bạn.

Hãy bắt đầu với một vài câu hỏi “Dạo này thế nào rồi…?”, hoặc “Các bạn nghĩ sao?”. Tất cả những gì bạn cần làm sau đó chỉ là lắng nghe.

Là chính mình

5 thói quen đơn giản giúp nâng cao năng lực lãnh đạo - Ảnh 2.
 “Tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa”. Con người có biệt tài trong việc phát hiện mặt không đúng của vấn đề. Một khi hành vi sai trái bị lật tẩy, sự tin tưởng cho khả năng lãnh đạo của bạn sẽ hoàn toàn biến mất. Bởi vậy, hãy trung thành với chính mình, đừng cố gắng bắt chước ai hay giả vờ làm điều không hề có thật.

Thừa nhận sai lầm

Nếu mắc lỗi, hãy thẳng thắn thừa nhận và xin lỗi nếu cần thiết, đồng thời tiếp tục bước về phía trước. Thừa nhận những sai lầm và lắng nghe phê bình cho thấy sự khiêm tốn và phục thiện. Nhân viên của bạn sẽ đánh giá cao điều đó. Nó cho thấy bạn có trách nhiệm với những sai lầm của mình từ đó khuyến khích mọi người đều can đảm thành thật như vậy.

Khi trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn, bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho công ty, tổ chức mà bạn nắm quyền lãnh đạo và quản lý, mà còn cho bản thân bạn – bạn sẽ mang nhiều giá trị hơn trong mắt mọi người.

Theo Ngọc Thúy
DNSG

Comments are closed.