Quyết định làm chủ sau 10 năm làm thuê?
Làm thuê 8-10 năm hoặc hơn, bạn băn khoăn nếu mình stop để kinh doanh riêng liệu có phải là quyết định khôn ngoan? Nếu bạn là những người đang “mắc kẹt” trong sự nghiệp và cuộc sống, bạn sẽ làm gì?
25 tuổi – Hãy sẵn sàng và bắt tay vào làm thuê
Đừng vội nghĩ tới việc Startup hay kinh doanh riêng ngay lúc bạn đang còn quá trẻ và không phải “cậu ấm” của một gia đình giàu có. Công việc làm thuê sẽ dạy bạn kỹ năng và kiến thức của vị trí nhỏ nhất. Hãy quan sát, học hỏi, nỗ lực và thiết lập các mối quan hệ.
30 tuổi – Hãy làm công việc bạn giỏi nhất
Lúc này, kiến thức và kinh nghiệm mà bạn có sẽ giúp bạn ở những vị trí xứng đáng với công sức cũng như cống hiến của bạn. Ngoài ra, hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng tuyệt vời là lãnh đạo, truyền cảm hứng cho đội nhóm của mình.
35 tuổi – Khi đủ trải nghiệm, kiến thức và khát khao, bắt tay vào quyết định con đường riêng cho mình
Ở ngưỡng cửa của tuổi 30-35, đa số mọi người sẽ phải đưa ra những quyết định quan trọng trong sự nghiệp của mình. Nhiều người cho rằng, đến 30 tuổi chẳng ai còn đi làm thuê cho người khác nữa. Họ lựa chọn mở doanh nghiệp riêng và làm chủ công việc kinh doanh của mình. Lựa chọn này khiến nhiều người thỏa mãn với khao khát làm chủ nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức và rủi ro.
Một số người khác cảm thấy ok với vị trí của bản thân sau nhiều năm làm thuê, họ muốn ổn định và duy trì công việc hiện tại.
Vài người không thuộc 2 trường hợp ở trên, họ lưỡng lự hoặc không dám đưa ra quyết định dứt bỏ công việc làm thuê để kinh doanh riêng. Bởi lẽ, thời điểm này họ phải lo lắng cho cả một gia đình, những trọng trách, vai trò khác nhau níu chân họ đưa ra quyết định. Trạng thái của họ giống như một người một người đứng giữa ngã ba đường và không có bản đồ, không thể đứng dậm chân mãi một chỗ mà cũng không dám đánh liều đi về một ngã rẽ nào đó.
Có vô vàn lý do khiến họ không dám mạo hiểm đưa ra quyết định. Nếu quyết định dồn hết vốn liếng, mối quan hệ để kinh doanh riêng thì tỷ lệ rủi ro, thất bại, nợ nần lúc nào cũng lớn hơn khả năng thành công. Rồi khi đặt cược hết vào kinh doanh thời gian cho gia đình, vợ con và bản thân cũng giảm đi. Dù sao thì việc duy trì công việc và thu nhập hiện tại vẫn có thể lo cho gia đình hạnh phúc,…
Nếu bạn là những người đang “mắc kẹt” trong sự nghiệp và cuộc sống, bạn sẽ làm gì?
Nếu bạn cần một lời khuyên để thoát khỏi “ngã ba đường” luẩn quẩn này, tôi muốn bạn dành thời gian để hiểu rõ bản thân mình nhất. Hiểu rõ khao khát, mong muốn, hiểu rõ mục tiêu bạn muốn hướng đến, điểm mạnh nhất của bạn, những lợi thế, hạn chế của bạn nếu bắt tay vào kinh doanh. Bước theo bạn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ ai: người thân, bạn bè, ngân hàng, đối tác, những mối quan hệ làm ăn khác nhau. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của những người thành công đi trước.
Đôi khi quá trình chuẩn bị mọi thứ của bạn: tinh thần, kiến thức, quyết tâm, lời khuyên của bạn cho quyết định này mất rất nhiều thời gian nhưng dù sao thì cũng đừng bỏ cuộc. Kiên trì để tìm kiếm một quyết định đúng đắn là cái giá xứng đáng mà.
Sau cùng, hãy chọn thời điểm tuyệt vời để bắt đầu hành trình mà bạn muốn. Bạn có thể khởi nghiệp từ khi còn đang ngồi trên giảng đường hay quay lại làm thuê sau những thất bại ở tuổi 35-37 nhưng dù làm gì thì cũng đừng đánh mất đam mê, nhiệt huyết.
Sưu tầm
Comments are closed.