Đừng quá thật thà ở nơi làm việc
Chúng ta vẫn thường nghe sách vỡ dạy rằng, chúng ta nên thành thật, thành thật sống với mọi người. Tuy nhiên ngoài thực tế, nhất là nơi công sở thì không phải lúc nào thật thà cũng tốt. Có những điều khi nói thật lại thiệt hại cho người, cho bản thân bạn. Đã đến lúc cần những “ những lời nói dối chân thật” và sử dụng chúng một cách khéo léo, khôn ngoan nhất và đừng quá thật ở nơi làm việc để bảo toàn được quyền lợi cho đôi bên. Một số câu hỏi khi trả lời đừng quá thật ở nơi làm việc:
1. Khi được hỏi về mức lương
Đây có thể là điều riêng tư và tối kị trong công việc, rất ít khi mọi người dám mạnh dạn chia sẻ về mức lương của mình. Nếu bạn nói sự thật về mức lượng hiện tại, rất dễ gặp phải những lòng đố kị, hoặc kì thị từ những đồng nghiệp. Và hơn ai hết bạn chính là người thiệt hại. Nếu như bạn cảm thấy họ đủ tin tưởng thì vẫn có thể chia sẻ, tuy nhiên đó là người bạn thật sự thân thiết, nếu không sẽ là con dao hai lưỡi. Vậy nên khi được hỏi về mức lương hiện tại, tốt nhất nên tránh hoặc trả lời khéo léo theo cách của bạn.
Trong một trường hợp khác, nếu đi phỏng vấn bạn thành thật trả lời mức lượng hiện tại, có thể bạn sẽ mất đi cơ hội nhận được mức lương cao hơn
2. Nhận xét một ai đó
Khi nhận được một lời mời nhận xét ai đó, cho dù trong lòng bạn không nghĩ tốt về họ nhưng đừng dại dột trả lời một cách thành thật. Con người luôn có điểm yếu và mạnh, vì vậy nên khen họ nhiều hơn là chê. Còn đối với những trường hợp cần góp ý để sữa đổi, cũng chỉ nên dùng những lời nói tránh, nói giảm để người đối diện không buồn, và hoàn thiện bản thân hơn.
3. Không bộc lộ cảm xúc
Tuổi trẻ thường khó kiểm soát được cảm xúc của mình nhất là khi bị chạm tới lòng tự trọng. Tuy nhiên bạn cần chủ động điều khiển nó, mọi việc phải bình tĩnh nhất là khi đến công sở, nơi làm việc trang nghiêm nếu không hậu quả khó lường. Khi đến với môi trường làm việc, bạn đừng sống thật với cảm xúc của mình, đừng biểu hiện ra ngoài quá nhiều để người ta phát hiện được con người thật của bạn, đôi khi bạn sẽ bị lợi dụng điểm này để người khác đạt được mục đích.
4. Bạn muốn trở thành người quản lý
Nếu bạn đang trong sự nghiệp phát triển, và muốn thăng tiến cao hơn. Tuy nhiên bạn không nên nói thật với sếp hoặc mọi người xung quanh. Bởi một khi nói ra bạn vô tình gởi một lời “đe dọa” đến người quản lý trực tiếp, người đang đảm nhiệm chức vụ bạn mong muốn, và rất có thể bạn sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi, hoặc sếp sẽ dè chừng, cắt giảm dần mối quan hệ với bạn.
5. Nếu không thích đồng nghiệp
Nếu bạn rơi phải vào một trường hợp không ưa gì một đồng nghiệp. Đừng dại dột đưa ra những lời chê bai người đó, hoặc tỏ ra thái độ không thích đồng nghiệp. Bạn sẽ gặp nguy to nếu tỏ ra mặt. Cấp trên sẽ đánh giá con người, và thái độ của bạn một cách không hay, và trong một tập thể đòi hỏi sự gắn kết giữa các thành viên với nhau, nếu có một mối quan hệ phức tạp như vậy sẽ có nguy cơ nguy hiểm đến cho bạn. Hãy cẩn thận với chính sách “ chia để trị” .
Với một số tình huống trên, rõ ràng nói thật sẽ khiến bạn thêm phiền toái, thậm chí chuốt họa vào thân. Vì vậy hãy cẩn thận và xử lý tình huống sao cho khéo léo, hợp tình hợp lý bạn nhé. Chúc các bạn thành công
Comments are closed.